Việt Nam “nhân giống” Facebook nhằm kiểm soát thông tin trực tuyến – TCPT số 44

Posted on Tháng Ba 25, 2011 bởi

3



– Đặng Khương chuyển ngữ –

HÀ NỘI, VIỆT NAM – Bên trong một trong những quán chơi game ở thành phố Hà Nội  gồm hơn 3,000 game online, các ‘game thủ’ phủ mình trong những chiếc áo khoác và khăn choàng chụm mắt vào nhau trên các màn ảnh máy vi tính, bất cần mùa đông xám xịt với nhiệt độ 10 độ C đang bao phủ bên ngoài. Đây là Đông Nam Á, nhưng các kiến trúc cũ của thuộc địa Pháp và sự gia tăng của thị trường du lịch hào nhoáng của xã hội chủ nghĩa – tất cả đang được bao phủ với tấm chăn mùa thu ảm đạm – làm cho du khách có cảm giác một chút ‘hơi châu Âu’.

Với kinh tế Việt Nam tăng trưởng trung bình 7% mỗi năm trong một thập kỷ qua, và các công ty như Microsoft và Intel đang lần lượt đổ tiền vào, rõ ràng nơi đây có một giới hạn về sự cảm giác châu Âu thật sự. Ở đây không có khủng hoảng hay suy thoái kinh tế. Mặc dù bình quân thu nhập đầu người ít hơn $ 1,100 mỗi năm, Việt Nam hiện đang di chuyển lên các cấp bậc kinh tế trung bình dựa theo tiêu chuẩn quốc tế.

Cảnh giao thông ở Hà Nội. Ảnh: Simon Roughneen

Sự phát triển của công nghệ trực tuyến và sử dụng Internet ở nước này là một tín hiệu cho thấy thay đổi đang diễn ra. Theo chính phủ, có khoảng 25% trong số 90 triệu người Việt Nam sử dụng Internet. Bằng cách so sánh, tôi thấy Internet rất khó tìm ở các quán cà phê hoặc quán bar với kết nối WiFi khi đi bộ xung quanh thành phố Rome những tháng vừa qua. Trong một đoạn từ Colosseum đến St. Peter’s Basilica dành cho khách du lịch cũng như khách nội địa của trung tâm Eternal City (thành phố Vĩnh Cữu), tôi tính sơ khoảng năm quán có WiFi. Tuy nhiên, tại trung tâm thành phố Hà Nội, hầu hết các khách sạn tương đối lớn hoặc quán ăn nhanh đếu có WiFi miễn phí. Người dân ở đây lựa chọn quán nào ăn ngon hơn, chứ không phải WiFi nơi nào nhanh hơn vì hầu như WiFi ở tất cả các quán đều như nhau.

Facebooking ở Việt Nam

Quay lại bên trong nhà chơi game, tôi hỏi người quản lý (yêu cầu không nêu tên) làm thế nào để truy cập vào Facebook. Tôi thấy một vài trong số các game thủ tạm ngừng bắn hạ các lính trong trò chơi Nhật Bản Đệ nhị Thế chiến để đăng nhập vào trang mạng xã hội. Facebook đã bị chặn ở Việt Nam, mặc dù các nhà chức trách không đưa ra lời giải thích chính thức lý do vì sao. Tuy nhiên, các game thủ trong thời gian ‘nghỉ mệt’ có thể thực hiện bất kỳ điều gì mà các Facebookers khác có thể làm, chẳng hạn như comment những hình ảnh dễ thương trong danh sách bạn bè của họ, hoặc viết các “status” trên các trang mà họ quen biết.

Câu trả lời của người quản lý đi kèm với một không khí ngờ vực cùng với sự hài lòng về cách ‘vượt tường’.

“Chúng tôi chỉ cần thay đổi DNS,” ông nói.

Lý do của sự ngăn chặn Facebook vì vừa qua đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản lần thứ 11. Việt Nam là nhà nước độc đảng, chính phủ Việt Nam không chứa chấp bất kỳ nhân vật bất đồng chính kiến nào. Trong vài tháng qua đã có hơn 20 nhà hoạt động, luật sư, blogger và các nhân vật tôn giáo thiểu số đã bị bắt hoặc bị bỏ tù vì những cáo buộc đe dọa đến an ninh quốc gia. Thậm chí, một số nhà bất đồng chính kiến đã bị từ chối tư vấn và đại diện pháp lý. Các nhóm bảo vệ nhân quyền và người Việt ở nước ngoài nói rằng chính phủ đang cố gắng ‘bịt miệng’ bất kỳ và tất cả các tiếng nói đối lập trong thời gian diễn ra Đại hội.

Loại bỏ Facebook trong cộng đồng mạng ở Việt Nam có thể giúp đỡ rất nhiều cho chương trình nghị sự của chính phủ. Blog đã ngày càng phổ biến tại Việt Nam, và trang mạng Bauxite Việt Nam cũng đã từng là nguyên nhân gây tranh cãi vì họ nêu các vấn đề liên quan đến bauxite tại Tây Nguyên. Nhiều nhà văn chỉ trích chính sách của chính phủ cũng đã bị bắt giữ, trong khi những người khác vẫn nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan an ninh. Chính phủ đã cố gắng – nhưng không thành công – đóng cửa những trang web mang nhiều thông tin liên quan đến các cơ quan nhà nước, cáo buộc quỵ luỵ đến Trung Quốc trong các dự án. Trong khi những kẻ phá hoại vô danh trên mạng đã nhiều lần tấn công với phương thức phân phối từ chối dịch vụ (DDOS) nhắm vào một số các trang web, blog quan trọng cả trong lẫn ngoài nước.

Các phương tiện truyền thông chính thống ở Việt Nam đều có sự liên kết với chính phủ hoặc Đảng Cộng sản Việt Nam, và nhà nước kiểm soát chặt chẽ những dòng chữ đăng trên các mặt báo. Vì vậy, nội dung trực tuyến trên Internet cung cấp những thông tin thoáng và mới hơn, gây thách thức nhiều và khó khăn hơn cho các nhà chức trách.

‘Bản sao Facebook’ của Chính phủ

Trong nổ lực ngăn chặn Facebook, chính phủ đã phát động riêng trang mạng xã hội trực tiếp dưới quyền kiểm soát của họ. Đây được cho là dự án công nghệ thông tin lớn nhất từ trước đến nay của đất nước. Người sử dụng phải đăng ký với các chi tiết như chứng minh nhân dân chính thức của họ, có nghĩa là chính phủ có thể theo dõi nội dung và hoạt động trên trang web này.

Việt Nam hiện có tới 1,8 triệu người sử dụng Facebook và số lượng các chủ tài khoản đã tăng gấp đôi trong sáu tháng qua. Trong số tuyệt đối và tương đối, Việt Nam cũng nằm trong những quốc gia cạnh tranh kết nối mạng xã hội ở đông nam châu Á. Hiện Indonesia có số lượng người sử dụng Facebook lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ với hơn 32 triệu người sử dụng, trong khi chỉ gần 20% công dân ở Việt Nam sử dụng Facebook. Điều đó nói rằng, Việt Nam dường như đang trở thành quốc gia kế tiếp để phát triển mạng xã hội khổng lồ này, có nghĩa là chính phủ phải đối mặt với những thách thức nhằm ngăn chặn người sử dụng Facebook để khuyến khích họ vào go.vn.

Tôi hỏi người quản lý phòng game ông nghĩ thế nào về trang mạng go.vn. Ông chợt nhăn mũi và trán, ông hỏi: “Cái đó là cái gì vậy?” Tôi hỏi xung quanh cửa hàng và tất cả mười chín game thủ, loại trừ hai bạn trẻ khác, đều đặt lại câu hỏi tương tự.

Go.vn có thể cần phải làm việc chăm chỉ hơn nữa để có thêm những người bạn mới ở đây.

Simon Roughneen
Nguồn: Social Media trên Mediashift được bảo trợ bởi John S. Knight Journalism Fellowships

Simon Roughneen là một nhà báo người Ailen hiện ở Đông Nam Á. Ông viết cho Financial Times, Los Angeles Times, Asia Times, The Irrawaddy, ISN, South China Morning Post và một số báo khác. Ông là một thông tín viên của các Đài phát thanh Tin tức Toàn cầu (GlobalPost) và là thông tín viên cho RTE, BBC, CBS, CBC Canada, Fox News, và Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA). Ông đã làm việc và tường trình ở hơn 30 quốc gia.

 

Download TCPT44 – Mạng xã hội & Xã hội dân sự
Download TCPT44 – Bản HD (5.6MB)
Download TCPT44 – Bản thường (3.1MB)
Download TCPT44 – Bản Mini (2 MB)

Đọc thêm …