Sự thật về Twitter, Facebook và các cuộc nổi dậy bên trong thế giới Ả Rập – TCPT số 44

Posted on Tháng Tư 1, 2011 bởi

3



– Hồng Phúc chuyển ngữ –

Logo Facebook được vẽ lên tường ở Quảng trường Tự do tại Cairo.  Ảnh: Peter Macdiarmid/Getty Images Europe

Sự kiện gần đây ở Libya, Tunisia và Ai Cập đã được gọi là “cuộc Cách mạng Twitter “ – nhưng mạng xã hội có thể lật đổ một chính phủ? Thông tín viên của chúng tôi tường trình từ Trung Đông về cách sinh hoạt Internet của các nhà hoạt động chính trị.

Sự thật ra sao?

Hãy nghĩ đến những hình ảnh định hình của các cuộc nổi dậy ở Trung Đông và Bắc Phi – những ý tưởng đã đoàn kết Ai Cập với Tunisia, Bahrain và Libya. Đó không phải là các cảnh ăn mừng khi Hosni Mubarak thất trận hoặc các trận đụng độ tại Quảng trường Tahrir ở Cairo. Thậm chí cũng không phải hình ảnh của Mohammed Bouazizi tự thiêu ở trung tâm thành phố Sidi Bouzid của Tunisia, một hành động kích hoạt cho tất cả các sự kiện đã diễn ra.

Thay vào đó, hình ảnh mà nhiều người đồng ý và xác định là: một phụ nữ trẻ hoặc một người đàn ông trẻ với chiếc điện thoại di động! Cô ấy ở Medina thuộc thủ đô Tunis với chiếc di động BlackBerry được giơ lên trên cao, chụp lại hình ảnh các cuộc biểu tình bên ngoài ngôi nhà của thủ tướng. Ông là một bác sĩ người Ai Cập trong một trạm viện trợ vừa giận dữ vừa khom lưng để chụp được các hình ảnh của một người đàn ông ôm đầu đầy máu bởi các tên lửa của những người ủng hộ Mubarak. Hoặc đó là người Libya tại thành phố Benghazi chạy đi với điện thoại được chuyển sang một chế độ video, và ngạc nhiên khi các thanh niên ở phía trước của ông bị nhóm hậu về Gaddafi nã đạn vào đầu.

Tất cả đều là những hình ảnh mà lần lượt được đăng lên lên Internet thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Và nó không chỉ là hình ảnh.  Một buổi sáng nọ tôi ngồi cạnh một bác sĩ phẫu thuật độ 60 tuổi tại Quảng trường Tahrir, ông này đã vui vẻ nhắn tin trên Twitter về sự tham gia của mình trong cuộc biểu tình. Hôm nay các rào chắn của họ không phải là dây kẽm hay súng trường, mà là với điện thoại di động.

Như các nhà bình luận đã cố gắng tưởng tượng bản chất của các cuộc nổi dậy, họ đã gắn liền chúng với nhiều sự kiện đã từng xảy ra: là một phiên bản Ả Rập của những cuộc cách mạng Đông Âu năm 1989 hay gì gì đó tương tự như cuộc cách mạng Iran lật đổ Shah vào năm 1979. Dù vậy, họ đã cố gắng hiểu chúng thông qua các phương tiện truyền thông mà mạng xã hội đã gợi ý cho họ – như kết quả của WikiLeaks, đó là “cuộc cách mạng Twitter” hoặc lấy cảm hứng từ Facebook.

Tất cả trong số đó, nhà bình luận tuyền thông người Mỹ Jay Rosen đã từng viết và tương tự như những bài viết trong phần phản hồi, thường không ai ngờ sẽ có một cuộc cách mạng. Những câu chuyện này không chỉ đơn giản hoài nghi về sự đóng góp của các mạng xã hội, mà còn kiên quyết phủ nhận chúng đã đóng bất kỳ một vai trò nào trong các cuộc nổi dậy.

Những người tiên phong trong loạt bài viết này bao gồm nhà báo Malcolm Gladwell trong tờ The New Yorker (với bài Ai Cập có cần Twitter?), nhà báo Laurie Penny thuộc New Statesman (Các cuộc nổi dậy không có cần Twitter) và thậm chí cả David Kravets của Wired.co.uk (Điều gì làm tăng các cuộc biểu tình ở Trung Đông? Chắc hẳn vượt qua trang mạng Twitter). Tất cả lập luận cách này hay cách khác rằng cuộc cách mạng có trước khi dùng đến phương tiện mạng xã hội, và khẳng định nhân dân là những người làm cách mạng, nhưng cách nào là thật sự quan trọng?

Các phương tiện mạng xã hội ngoại lệ đã đóng một vai trò quan trọng. Đối với những ai trong chúng ta đã biết các sự kiện này thì sự đóng góp của mạng xã hội là điều khó tránh khỏi.

Chúng ta giao tiếp chính xác như thế nào trong những khoảnh khắc của lịch sử và góp phần vào việc chuyển đổi ra sao thật sự rất quan trọng. Các phương tiện mang hình dạng thông điệp và xác định chúng cũng như thông điệp của chính họ là cần thiết. Tính chất tức thời về cách giao tiếp trên mạng xã hội bằng cách tự phát các ý tưởng – không giới hạn bởi thời hạn và thời gian phát sóng – đã giải thích một phần tốc độ của những cuộc cách mạng vừa qua, họ gần như virus lây lan trong khắp khu vực. Nó giải thích – một phần nào – cách tổ chức thường lỏng lẻo và không có thứ bậc của các phong trào phản kháng, vô thức phỏng theo mô hình trên mạng của trang các web.

Phát biểu mới đây với Huffington Post, Rosen cho rằng những tác giả đang ở hai cực của cuộc tranh luận đã lười và không tìm hiểu chính xác. Các bài viết về mạng xã hội thường được kết với dấu hỏi (như trong bài ‘Cuộc cách mạng Twitter của Tunisia?’) và sự chế nhạo sau những tựa đề với dấu chấm than (‘Điều đó không phải đơn giản!’) chỉ nói lên được những quan điểm mâu thuẫn.

Người biểu tình trước Đại sứ quán Ai Cập Beirut. Ảnh: Sharif Karim / REUTERS

Tunisia và Facebook

Rosen đã đúng. Và khi tôi bắt đầu nghiên cứu đề tài này tôi cũng khởi sự như một người hoài nghi. Nhưng những gì tôi chứng kiến ở Tunisia và Ai Cập đã thách thức định kiến của tôi, cũng như các bằng chứng đã xuất hiện từ cả hai nước Libya và Bahrain. Khái niệm không phải ” Cuộc cách mạng Twitter” của họ đã phản ánh chính xác và thực tế. Thông thường, phần đóng góp của các mạng xã hội trong các cuộc nổi dậy của người Ả Rập cũng quan trọng nhưng đã được phức tạp hóa, gây mâu thuẫn và nhiều hiểu lầm.

Thay vào đó, tầm quan trọng và tác động của mạng xã hội trong mỗi cuộc nổi dậy chúng ta chứng kiến trong năm nay đã được xác định bởi các yếu tố cụ thể của từng địa phương (cách mọi người sống cuộc sống trực tuyến của họ ở từng nước, và những giới hạn nhà nước đặt ra). Vai trò của nó đã được định hình bởi mức độ tổ chức của các nhóm bằng cách sử dụng các trang mạng xã hội.

Khi Tarak Mekki, một doanh nhân lưu vong, chính trị gia và nhà hoạt động Internet người Tunisia trở về nước từ Canada trong những ngày sau Cách mạng Hoa Lài, ông được chào đón bởi một đám đông hàng trăm người. Hầu hết trong số họ biết đến Mekki qua Một nghìn lẻ một đêm, một show video mà ông đăng trên YouTube vào mỗi tối thứ hai hàng tuần, chế nhạo chế độ của Tổng thống Zine Alabidine Ben Ali ‘bỏ của chạy lấy người’.

“Quả là tuyệt vời khi mà chúng tôi có thể tham gia thông qua Internet để đánh bại ông ta,” ông Mekki cho biết khi về đến sân bay. “Qua việc tải các video lên YouTube, những gì chúng tôi làm trên Internet đã có uy tín và đó là lý do tại sao nó đã thành công.”

Tunisia dưới chế độ Ben Ali rất dễ bị tan rã, khi mà các phương tiện truyền thông đã bị kiểm soát chặt chẽ và các bất đồng chính kiến thường bị đàn áp nặng nề. Tunisia không những độc quyền kiểm soát các thông tin trên internet mà còn ngăn chặn người sử dụng truy cập vào các trang mạng xã hội – ngoại trừ Facebook.

“Họ muốn đóng Facebook trong quý đầu năm 2009,” ông Khaled Koubaa, Chủ tịch Hiệp hội Internet tại Tunisia cho biết, “nhưng điều ấy rất khó khăn vì nhiều người sử dụng nó, nếu chặn trang này thì thực sự nó chỉ có thể gây ra nhiều vấn đề hơn mà thôi.”

Tương tự, khi chính phủ Tunisia chặn Facebook trong một thời gian tổng cộng 16 ngày trong tháng Tám năm 2008, họ đã phải đối mặt với một mối đe dọa bởi các nhà hoạt động ngay trên mạng và dọa rằng sẽ đóng các tài khoản Internet nếu không mang Facebook trở lại. Điều này đã buộc chế độ phải nhẹ tay hơn.

Thay vào đó, ông Koubaa cho biết rằng các cơ quan Tunisia đã cố gắng quấy rối đối với những người sự dụng với các ý kiến ‘chống chế độ’ loan tải trên Facebook. “Nếu họ [nhà nước] biết được tài khoản của bạn trên Facebook, họ sẽ cố gắng chuyển tài khoản của bạn đến một trang đăng nhập giả mạo để ăn cắp mật khẩu.”

Và mặc dù có những tuyên bố cho rằng Tunisia là một kết quả của “Cuộc cách mạng Twitter” – hay lấy cảm hứng từ vụ WikiLeaks – nhưng cả hai đều không đúng lắm. Ở Tunisia trước cuộc cách mạng xảy ra, chỉ có khoảng 200 tài khoản trên Twitter thật sự hoạt động trong khoảng 2,000 các tài khoản được đăng đăng ký. Ông Kaubaa nói rằng ông và các bạn đã cố gắng thành lập các trang web khác nhau để giới thiệu đến người dân các vụ tham nhũng sau khi trang WikiLeaks tiết lộ các tài liệu liên quan đến nước này, nhưng tất nhiên trang web đã bị chặn ngay khi chúng xuất hiện. Ngược lại, ông cho biết là trang mạng xã hội Facebook là một thị trường rất lớn và khác biệt. Koubaa lập luận rằng mạng xã hội trong chế độ độc tài Ben Ali tồn tại trên hai mức độ. Một vài nghìn “chuyên viên máy tính” như ông thì thông qua Twitter, trong khi đó có lẽ trên hai triệu người dân khác ở khắp nơi trong lãnh thổ Tunisisa nối kết nhau trên Facebook.

Tất cả đều để lại một lỗ hổng đặc biệt và chính phủ đã kiên trì cho đến tháng mười hai, khi họ phát động một cuộc tấn công toàn diện chống lại Facebook. Bạn nên nhớ đây là đất nước mà các nhà bất đồng chính kiến và blogger luôn bị tra tấn hoặc bỏ tù. Bộ Nội vụ – nơi kiểm duyệt Internet của nước này đã có biệt danh “Amar 404″, sau khi các thông báo lỗi 404 xuất hiện máy tính một khi các trang mạng đã bị chặn.

“Truyền thông xã hội tuyệt đối là quan trọng,” ông Koubaa cho biết. “Ba tháng trước khi Mohammed Bouazizi tự thiêu ở thành phố Sidi Bouzid, chúng tôi đã có một trường hợp tương tự ở thành phố Monastir nhưng không ai biết về nó bởi vì các thước phim không được quay lại… Điều khác biệt trong thời gian này là những hình ảnh của Bouazizi đã được đưa lên Facebook và tất cả mọi người nhìn thấy nó.”  Và với sự kiểm duyệt của nhà nước lan tràn trên khắp lãnh thổ, Facebook đã có chức năng của một trang thông tin đúng nghĩa.

Twitter và Facebook tại Ai Cập

Nếu Twitter đã có ảnh hưởng không đáng kể trên các sự kiện tại Tunisia, thì điều này cũng không thể đúng cho tình trạng ở Ai Cập. Tại đây họ có một phương tiện truyền thông khá trưởng thành, phong phú hơn rất nhiều và môi trường xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các cuộc nổi dậy chống lại Mubarak. Chính phủ đã phản ứng bằng cách đặt các nhà cung cấp dịch vụ di động gửi hàng loạt tin nhắn tập hợp người ủng hộ ông – một thủ thuật đã được nhân rộng trong tuần qua đối với lãnh đạo độc tài Libya Muammar Gaddafi.

Một người Bahrain biểu tình chụp lại một hình ảnh của người đàn ông bị thương trên điện thoại của cô. Ảnh: Hassan Ammar / AP

Tại Ai Cập, các chi tiết của các cuộc biểu tình đã được lưu hành bởi cả Facebook và Twitter, có cả văn bản gồm 12 trang phân phối qua email chỉ dẫn quần chúng làm thế nào để đối đầu với chế độ. Sau đó, chế độ Mubarak – như Ben Ali trước đó – đã ra tay ngăn chạn các dịch vụ Internet và mạng 3G trên phạm vi toàn quốc. Phương tiện truyền thông được thay thế sau đó – một điều cũng rất kỳ quặc – là các dấu hiệu cầm tay được treo trên cao tại các cuộc biểu tình cho biết địa điểm người dân cần tập trung cho ngày hôm sau.

Sultan Al Qassemi, một nhà báo có trụ sở tại United Arab Emirates cho biết rằng, “mạng xã hội đã chắc chắn góp phần vào cuộc Cách mạng mùa Xuân tại thế giới Ả Rập. Ai Cập đã nhiều ngày bị ngắt hết kết nối với thế giới bên ngoài nhưng các cuộc chuyển động vẫn không ngừng. Tôi đã bỏ công việc, không ngủ, quên cả ăn uống… tôi đã căng thẳng mắt để biểu lộ chính kiến của mình thông qua các cuộc xuống đường trong nhiều ngày qua… tất cả công sức tôi bỏ ra phải nói là rất đáng.

Các trang mạng xã hội không những đã cung cấp hình ảnh của hầu hết các vụ đàn áp người biểu tình, mà còn phát đi các tin nhắn từ các bệnh viện để giúp tìm máu và hiến máu. Các người biểu tình được cung cấp một số quốc tế để phát tán thông tin khi Internet tại đây bị chặn. Người dân Libya gần đây cũng yêu cầu các nhà hoạt động người Ai Cập gửi thẻ sim điện thoại qua biên giới để họ có thể giao tiếp mà không bị nghe trộm.

Trong nhiều khía cạnh, những gì mọi người đang làm trên Facebook và Twitter chỉ là những gì các blogger bất đồng chính kiến đã từng thực hiện trước các cuộc nổi dậy. Và ở Tunisia dưới chế độ cũ của mình – cũng như những nơi khác trên khắp thế giới – việc viết blog trái ý với chính phủ có thể mang lại nhiều hậu quả rất khắc nghiệt.

Zuhair Yahyaoui, người sáng lập trang Tunezine – một trang web đối lập – đã bị bỏ tù, vì đã đăng một lá thư được viết bởi một thẩm phán đòi hỏi một nền tư pháp độc lập tại Tunisia. Ông bị tra tấn và ngược đãi trong tù, và hai năm sau khi được thả ra, ông đã chết ở tuổi 37.

Nhưng đã có một yếu tố quan trọng khác trong việc đảm bảo duy trì các mạng xã hội trong những cuộc cách mạng. Đó là phương tiện truyền thông như Doha dựa trên mạng lưới truyền hình Al Jazeera thông qua các trang Facebook, YouTube và Twitter. Sự sắp xếp này thường được phát sóng ngược lại vào nước xuất xứ mà cố sức ngăn chặn Al Jazeera.

Đối với tôi, những sự kiện trên là một hiện tượng mà tôi có thể tóm tắt ngắn gọn khi bắt gặp một nhóm trẻ người Tunisians ở Tunis. Tôi hỏi họ rằng họ chụp ảnh qua chiếc điện thoại di động để làm gì…

“Chụp ảnh của chúng tôi. Chụp cuộc cách mạng của chúng tôi. Và chúng tôi đăng nó trên Facebook.”

Họ cười oà lên, nhìn tôi như một phóng viên đặt câu hỏi ngớ ngẩn chằng đâu vào đâu.

“Đó là cách mà chúng tôi nói với thế giới bên ngoài những gì đang xảy ra ở nước chúng tôi.”

Peter Beaumont
Nguồn: The Guardian

Download TCPT44 – Mạng xã hội & Xã hội dân sự
Download TCPT44 – Bản HD (5.6MB)
Download TCPT44 – Bản thường (3.1MB)
Download TCPT44 – Bản Mini (2 MB)

Đọc thêm …