Biểu tình tại Việt Nam ‘cho thấy các hạn chế về tự do’

Posted on Tháng Bảy 23, 2011 bởi

5



Hồng Phúc chuyển ngữ (AFP)

HÀ NỘI – Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc chưa từng có tại Việt Nam đã xảy ra liên tiếp trong bảy chủ nhật vừa qua, nhưng các nhà hoạt động nói rằng những cuộc biểu tình cơ bản cho thấy vẫn còn nhiều giới hạn về tự do ngôn luận tại quốc gia một đảng này.

Chính quyền Hà Nội đã ngầm cho phép năm cuộc biểu tình nhỏ, ôn hòa diễn ra gần Đại sứ quán Trung Quốc, nhưng cảnh sát đã dùng vũ lực giải tán hai cuộc biểu tình gần đây và giam giữ một số người khác, sau khi các cuộc hội đàm giữa Hà Nội và Bắc Kinh diễn ra vào tháng Sáu.

Người dân cay đắng nhớ lại thời đất nước bị Trung Quốc chiếm đóng cả nghìn năm và gần đây nhất, cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, đã khiến nhân dân Việt Nam không nặng cảm tình và dễ dàng dẫn đến các cuộc phản đối với Trung Quốc.

“Cho đến thời điểm này, điều duy nhất mà có thể kích động các cuộc biểu tình là quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc”, một blogger người yêu cầu giấu tên cho biết.

Những hàng xóm của Việt Nam đã có tranh chấp lâu đời về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, nơi có lượng lớn giàu dầu mỏ và quần đảo Trường Sa, nơi là tuyến đường biển quan trọng thương mại trong vùng biển Đông.

Căng thẳng leo thang vào tháng năm khi Việt Nam cho biết tàu giám sát biển của Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của một chiếc tàu khảo sát dầu bên trong khu kinh tế độc quyền của Việt Nam.

Các nhà hoạt động cho biết những cuộc biểu tình bắt đầu lan truyền thông qua các trang mạng xã hội và Internet, nơi mà các nhận xét độc lập được nuôi dưỡng rất phong phú mặc dù những vụ bắt giữ bloggers vẫn tiếp tục diễn ra và nhà chức trách đã nỗ lực ngăn chặn Facebook.

Các tranh chấp biên đảo được nhắc nhở như một bùng nổ mới về tinh thần ái quốc trên các trang web, nhà khoa học hạt nhân hàng đầu Phạm Duy Hiển, năm nay 74 tuổi, mong đợi người dân tham gia sẽ lớn hơn trong các cuộc biểu tình.

Nhưng hầu hết các cuộc biểu tình thu hút chỉ khoảng 50 đến 100 người.

Các cuộc biểu tình công khai chính trị thường rất hiếm ở Việt Nam, ngoài các cuộc phản đối khá thường xuyên liên quan đến tranh chấp đất đai bên ngoài văn phòng chính phủ và công nhân đình công tại các nhà máy.

Những người tham thường có nguy cơ bị bắt giữ và bị tù – đó là một trong những lý do tại sao các cuộc tụ họp phản đối Trung Quốc là bất thường.

“Đây là một cái gì đó về chính trị bởi vì nó liên quan đến mối quan hệ giữa hai anh em, giữa hai nước láng giềng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc,” ông Hiền cho biết. Ông cũng là một trong những trí thức có tên tuổi tham gia các cuộc biểu tình vừa qua.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, đô thị miền Nam Việt Nam, các cuộc biểu tình đã xảy ra ít thường xuyên hơn và người biểu tình đã trích dẫn một phản ứng mạnh hơn ban đầu từ lực lượng an ninh.

Một blogger cho biết các phản ứng khắc nghiệt của cảnh đã làm cho phong trào phản đối Trung Quốc khó khăn hơn, đặc biệt trong một nhà nước độc đảng vẫn còn thiếu ý thức về chính trị.

Nguyễn Quang A, một nhà phân tích kinh tế tham gia các cuộc biểu tình ở Hà Nội, cho biết hành động của cảnh sát đã “làm xói mòn hình ảnh của chính phủ”.

Ông cho biết những người biểu tình tuần hành có trật tự và bất cứ ai muốn “mở rộng phạm vi” vượt ra ngoài vấn đề Trung Quốc đã được những người xung quanh nhắc nhở rằng cuộc biểu tình của họ chỉ có một mục đích phản đối Trung Quốc.

Phạm Duy Hiển cũng đã nhấn mạnh rằng các cuộc biểu tình liên quan đến biển đảo không chống lại chính phủ Việt Nam hoặc người Trung Quốc, nhưng chống lại sự “xâm lược” của Trung Quốc.

“Đất nước của chúng tôi hiện nay đang gặp nguy hiểm. Vì vậy, chúng tôi gọi nhau đến đó để bày tỏ mối quan tâm của chúng tôi, sự tức giận của chúng tôi,” ông nói.

Một số nhà hoạt động suy đoán rằng chính phủ có thể sợ các cuộc biểu tình chính trị lấy cảm hứng từ cuộc nổi dậy năm nay chống lại các nhà độc tài ở Bắc Phi và Trung Đông.

Trong khi các nhà chức trách đã phần nào thành công trong việc ‘tắt tiếng’ các nhà bất đồng chính kiến, tuy nhiên, chính phủ không hoàn toàn miễn dịch với điều si nhục của người Việt Nam.

Nhiều người trong số những trí thức tham gia vào các cuộc biểu tình vừa qua đã nói cách đây hai năm đối với một dự án khai thác bô-xít mà Trung Quốc hậu thuẫn đã gây ra nhiều lời chỉ trích chưa từng có, dẫn đầu bởi các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhà văn.

Tin bên trong nội bộ Đảng cho biết vấn đề bauxite đã làm suy yếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng ông đã vượt qua thách thức đó và dự kiến ​​sẽ được tái đắc cử vào một nhiệm kỳ năm năm của Quốc hội vào thứ ba tuần tới.

Hiến pháp Việt Nam cho phép nhân dân có quyền biểu tình.

“Tuy nhiên, không có pháp luật và Nghị định quy định cụ thể thủ tục làm thế nào… để công dân có thể tổ chức một cuộc biểu tình,” tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết, và đôn đốc chính phủ nên “khôn ngoan” ban hành luật này để cho phép các cuộc biểu tình “một cách văn minh”.

Các nhà hoạt động không loại trừ khả năng một cuộc biểu tình tiếp theo vào chủ nhật sắp tới.

Ian Timberlake, AFP

Bản tiếng Việt © 2011 Tạp chí Thanh niên PHÍA TRƯỚC